Hướng dẫn các bước thi công sơn Epoxy cho sân thể thao đạt tiêu chuẩn

Cuộc sống con người ngày càng được tăng cao nên nhu cầu chăm sóc bản thân, rèn luyện sức khỏe cũng được theo đó mà được tăng cao. Tuy nhiên, để hoạt động thể thao được hiệu quả và chất lượng nhất, bề mặt sân thể thao là một yếu tố khá quan trọng đến quá trình luyện tập. Một giải pháp tối ưu dành cho loại sân này chính là việc sử dụng sơn Epoxy cho sân thể thao với nhiều ưu điểm nổi bật. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về loại sơn này ngay nhé!

1. Ưu điểm khi sử dụng sơn Epoxy cho sân thể thao.

Khi nhắc tới ưu điểm của sơn Epoxy thì không thể không nhắc tới độ kháng nước tuyệt đối, độ chống rêu mốc cao vì sơn Epoxy có gốc nhựa oxy có độ oxy cao. Vì vậy, loại sơn này có khả năng giảm thiểu sự sinh sôi của vi khuẩn, nấm mốc,…

Giảm nguy cơ chấn thương: Sơn Epoxy có độ đàn hồi cao khi có sự va đập với bề mặt sơn. Ngoài ra độ đàn hồi của sân còn giúp vận động viên duy trì và nâng cao thành tích.

Sơn Epoxy chịu lực rất tốt: Tính bền vững của bề mặt sơn Epoxy rất tốt có thể chịu tác động va đập với mật độ dày đặc và mạnh nhất.

Bề mặt bóng và dễ dàng vệ sinh.

Giá thành phù hợp: Với nhiều ưu điểm nổi trội như trên mà giá thành sơn Epoxy cho sân thể thao vô cùng phải chăng. Đó là điểm cộng lớn cho loại sơn này.

>> Xem thêm: 

2. Quy trình thi công sơn Epoxy cho sân thể thao.

Để đáp ứng đầy đủ những ưu điểm như trên, quy trình thi công là yếu tố rất quan trọng cần được thực hiện bởi những người có tay nghề chuyên môn cao. Bạn có thể tham khảo những bước thi công sơn Epoxy cho sân thể thao sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công.

Vệ sinh bề mặt thi công bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau đó tạo độ nhám cho bề mặt để sơn có độ bám dính với bề mặt tốt nhất.

Nếu bề mặt bị gồ hay bị lồi lõm nên dùng máy mài mài cho phẳng bề mặt.

Nếu bề mặt xuất hiện các vết nứt, lỗ thủng cần dùng vật liệu đạt tiêu chuẩn trét lại rồi dùng vật liệu chuyên dụng mài và làm phẳng.

Bước 2: Thi công lớp sơn chống thấm cho sân.

Khi bề mặt sân đã được vệ sinh sạch sẽ, chúng ta sẽ xem xét điều kiện của bề mặt sân sau đó phủ từ 1- 2 lớp chống thấm để đảm bảo độ chống thấm tốt nhất cho bề mặt.

Bước 3: Thi công lớp sơn lót.

Sơn lót là một phần rất quan trọng để tạo nên một bề mặt tuyệt vời vì sơn lót có tác dụng liên kết giữa sơn chống thấm và sơn bề mặt.

Bước 4: Thi công lớp sơn đệm.

Lớp đệm có tác dụng giúp vận động viên hoạt động êm ái, không bị thương trong quá trình vận động

Bước 5: Thi công lớp sơn phủ cuối.

Vì lớp sơn phủ cuối này tiếp xúc trực tiếp với vận động viên nên đòi hỏi độ ma sát cực cao. Chính vì vậy, cần thi công lớp sơn có độ dày nhất định và nên sơn từ 2- 3 lớp.

Bước 6: Thi công đường vạch kẻ sân.

Các vạch kẻ của sân đòi hỏi cần tính chính xác và tỉ mỉ nên hãy đảm bảo bạn có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ để có một mặt sân thể thao hoàn hảo nhất.

3. Những điều cần lưu ý khi thi công sơn Epoxy cho sân thể thao.

Cần lưu ý tới hướng sân, độ dốc, độ phẳng của sân trước khi tiến hành thi công.

Chất lượng sơn cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng công trình. 

Khi thi công cần đảm bảo nền móng đạt yêu cầu chất lượng.

Hy vọng với những kiến thức về sơn Epoxy cho sân thể thao mang lại sẽ giúp ích cho bạn trong thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai. Mọi ý kiến đóng góp của các bạn hãy để dưới phần bình luận để được giải đáp một cách nhanh nhất nhé!

>> Xem thêm bảng giá sơn Epoxy mới nhất tại: https://sonjymec.com/gia-son-epoxy-2-thanh-phan.htm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *